Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cuba trong ván cờ Chiến tranh lạnh 2.0 của Nga-Mỹ
Mỹ và Cuba vừa có thỏa thuận tái thiết lập quan hệ ngoại giao, một dáu mốc trong lịch sử đầy gian truân giữa hai quốc gia

 


Bước đi của nước Mỹ

 

Ngày 17/12/2014, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã gửi đi thông điệp tới toàn nhân dân về kết quả của một loạt các cuộc mật đàm giữa Cuba và Mỹ đã đem đến thỏa thuận tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.

 

Tổng thống Mỹ Obama cũng đã xác nhận điều này, và công nhận thỏa thuận này là một phần trên con đường tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương trong thời gian tới. Thỏa thuận này đạt được còn có sự hòa giải trung gian của Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Francis.

 

Thực tế, Chủ tịch Raul Castro đã nhiều lần bày tỏ quan điểm sẵn sàng đối thoại và hòa giải với Mỹ trên tinh thần tôn trọng chủ quyền, bình đẳng quốc gia và thẳng thắn nhìn vào những góc khuất trong quan hệ giữa hai nước.

 

Còn Tổng thống Obama cũng đã thừa nhận tới lúc Mỹ cần phải thay đổi chính mình với những vấn đề của quá khứ. Việc chấm dứt quan hệ ngoại giao, đặt Cuba vào vòng cấm vận suốt hàng chục năm chỉ làm xấu đi gương mặt của nước Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh và trên thế giới.

 

Trong tuyên bố, Tổng thống Obama cho biết Mỹ đang thúc đẩy hợp tác du lịch, thương mại, tạo điều kiện kiều hối cho Cuba, tăng cường các khoản tiền hỗ trợ nhân đạo... Đồng thời, Tổng thống Mỹ cũng các nhà lãnh đạo Cuba đang đàm phán về những hỗ trợ khi doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại quốc gia này. Đồng thời, những hợp tác về công nghệ viễn thông cũng được chú trọng đẩy mạnh.

 


Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro thân thiện trong tang lễ Nelson Mandela

 

Đề cập tới lệnh cấm vận chống Cuba, Tổng thống Obama khẳng định: "Có những bước đi mà tôi có thể thực hiện với tư cách Tổng thống để thay đổi chính sách với Cuba. Lệnh cấm vận vốn được áp đặt trong nhiều thập kỷ hiện đã được hệ thống hóa trong luật. Khi những thay đổi này được mở ra, tôi mong đợi một cuộc tranh luận nghiêm túc và chân thành với Quốc hội về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cuba."

 

Dù còn rất nhiều nút thắt cần được gỡ bỏ, nhưng người ta đã thấy sự tích cực phát đi từ phía Washington.

 

Ngay sau khi thỏa thuận tái thiết lập quan hệ ngoại giao của Mỹ và Cuba được công bố, cả thế giới đã lên tiếng chúc mừng hành động này. Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại, Federica Mogherini nhận định thỏa thuận trên là "thắng lợi của đối thoại trước đối đầu", và khẳng định EU cũng như Mỹ đều muốn mở rộng quan hệ với "tất cả thành phần trong xã hội Cuba".

 

Các nước Italy, Đức, Pháp, New Zealand... cũng lần lượt gửi đi những thông điệp chúc mừng Cuba khi đạt được thỏa thuận với Mỹ và đồng thời bày tỏ hi vọng hợp tác trong tương lai gần.

 

Cuba ở đâu trong ván cờ địa chính trị

 

Thỏa thuận tái thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng với hàng loạt những hứa hẹn về đầu tư và hợp tác của Washington và La Habana cho thấy nước Mỹ đang thực sự muốn đẩy mạnh việc gia tăng ảnh hưởng đến quốc gia vốn có thái độ thiếu thiện cảm với nước Mỹ này.

 

Dù còn nhiều khó khăn trong việc bình thường hóa quan hệ, và trở ngại lớn nhất chính là việc ông Obama sẽ phải thuyết phục lưỡng viện Quốc hội, vốn đang trong tầm kiểm soát của đảng Cộng hòa đối lập. Tuy nhiên, chính Tổng thống này đã cho thế giới thấy rằng đã đến lúc Mỹ phải thay đổi quan điểm và xác định lại tương lai của nước Mỹ cần phải thoát ra khỏi cái bóng quá khứ.

 


Cờ Mỹ và cờ Cuba được bán trên các tuyến phố của La Habana nhằm chào mừng ngày tái thiết quan hệ ngoại giao

 

Không riêng với Cuba, việc Mỹ tích cực đàm phán song phương về chương trình hạt nhân của Iran, rút bớt binh lính thường trú ở Hàn Quốc trong vấn đề giải quyết điểm nóng bán đảo Triều Tiên, gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam... đã cho thấy Washington đang thực sự quyết tâm cải thiện quan hệ với những quốc gia thù địch trong quá khứ.

 

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt hành động tích cực này một phần gắn với lợi ích của kinh tế Mỹ, nhưng phần lớn, nó liên quan đến vấn đề cạnh tranh địa chính trị với các đối thủ đáng gờm của Washington, cụ thể là Nga và Trung Quốc.

 

Quay trở lại với Cuba, lý do Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc gia này bởi Cuba sở hữu vị trí địa lý vô cùng nhạy cảm: ngay sát nách Mỹ. Và chính quốc gia này đã ngả theo Liên Xô và chấp thuận cho anh cả phe chủ nghĩa xã hội triển khai tên lửa hạt nhân trên đất mình. Cuba - Liên Xô - Mỹ đã tạo ra cuộc khủng hoảng tên lửa vào năm 1961, khiến thế giới đứng trước bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc.

 

Đó là câu chuyện của Chiến tranh lạnh phiên bản 1.0, còn với thế giới hiện đại, Chiến tranh lạnh 2.0 đang bắt đầu và nó phức tạp hơn rất nhiều cuộc đối đầu hai cực đơn thuần trước đây. Vẫn lấy ví dụ là Cuba. Hồi tháng 7/2014, Tổng thống Nga Putin đã thăm chính thức quốc gia này và xóa đến 90% (30 tỷ USD) trong món nợ khổng lồ 35 tỷ USD mà Cuba nợ Liên Xô.

 

Tiếp đến, ông Putin cũng ký hàng loạt các hợp đồng hợp tác với ông Raul Castro về kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, công nghiệp... Đặc biệt là thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí trong vùng biển của Cuba. Tổng thống Nga đã khẳng định nước Nga muốn là người cứu cánh Cuba thoát khỏi những cấm vận phi lý mà Mỹ đang áp dụng lên quốc gia này.

 

Trên thực tế, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga dường như đã bỏ quên Cuba, minh chứng cho điều đó, Moscow chỉ là nhà đầu tư thứ 9 tại quốc gia "anh em" này, sau hàng loạt cái tên như Venezuela, Tây Ban Nha, và đặc biệt là Trung Quốc.

 

Ngược lại với Nga, Bắc Kinh dường như đã ý thức được giá trị của Cuba từ khi Moscow còn đang mải miết với những kế hoạch tái thiết đất nước. Trung Quốc đang giữ vai trò là nhà đầu tư lớn nhất vào quốc gia này. Có ít nhất 65 công ty lớn của Trung Quốc đang tung hoành trên đất Cuba. Và hồi tháng 8, La Habana thông qua một dự luật cho phép giảm thuế lợi nhuận của công ty nước ngoài từ 30% còn 15%, miễn thuế 8 năm đối với những nhà đầu tư mới...





Tổng thống Putin (trái) trong chuyến thăm tới Cuba hồi tháng 7/2014

 

Dự luật này đã như một món quà khích lệ mà Cuba dành tặng cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Đặc biệt, với chính sách sử dụng đồng Nhân Dân Tệ của mình, Bắc Kinh đã có trong tay cảng biển lớn nhất của Cuba, dự kiến lớn nhất vùng Caribbean vào năm 2015 tại khu công nghiệp Mariel.

 

Cuba đang ở trong sự săn đón của không chỉ Nga mà cả Trung Quốc. Tất nhiên, Mỹ hiểu rằng nếu chậm chân trong cuộc đua tranh ảnh hưởng này, bên sườn nước Mỹ sẽ là công sự của đối thủ, và lịch sử sẽ được lặp lại như cuộc khủng hoảng tên lửa những năm 60 thế kỷ trước.

 

Mỹ đang vây chặt Nga với những quân cờ trong NATO, cuộc đảo chính và nay là khủng hoảng ở Ukraine đã minh chứng cho sách lược này của nước Mỹ. Các chính sách trừng phạt kinh tế nhằm làm suy yếu Nga cũng cho thấy Moscow dù của Nga hay Liên Xô cũng là kẻ thù nguy hiểm nhất với lợi ích Mỹ.

 

Song song với đó, Bắc Kinh cũng nổi lên như một đối thủ đáng gờm. Mỹ cùng lúc phải chơi hai mặt trận: châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương. Washington vẫn còn bên mình những đồng minh thân cận là EU, là Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhưng đắm chìm trong hào quang quá khứ sẽ là đòn tự sát nhanh nhất với thế giới phức tạp, đa phương hiện tại.

 

Điều này lý giải vì sao Washington đang thay đổi hàng loạt chính sách, mục tiêu của mình. Mỹ và Cuba sẽ không thể hòa giải trong một sớm một chiều, nhưng Cuba sẽ là tấm gương để các nước khác tin tưởng vào một nước Mỹ thân thiện, đặc biệt với những quốc gia đang có mâu thuẫn với Nga hay Trung Quốc.

 

Và Cuba là một người khôn ngoan, khi họ đón nhận những món quà Nga, của Trung Quốc, nhưng vẫn xúc tiến các biện pháp đàm phán hòa giải với Mỹ, thay vì ngả về một phía nào đó để lựa chọn đối đầu.

 

Sẽ không có siêu cường nào lo lắng cho vận mệnh của nước khác, họ chỉ gắn vận mệnh quốc gia đó với lợi ích của mình. Và để phục vụ "lợi ích lớn lao hơn tất cả", mỗi siêu cường sẽ có cách chơi riêng. Điều quan trọng với những nước bé nhỏ, nhưng có giá trị địa chính trị, đó là biết chớp lấy thời cơ khi gió đã đổi chiều.

 

Thế giới hai cực tan rã đến nay đã hơn 20 năm. Hai thập kỷ đó đủ để cục diện thế giới xoay vần, và những giá trị mỹ miều như "anh em, bạn hữu" trở thành kỷ niệm đẹp của quá khứ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga-Mỹ-EU mải đấu đá, để TQ thừa cơ vươn vòi bạch tuộc (21-12-2014)
    Quan hệ Trung - Nhật: Như thế là thách thức! (20-12-2014)
    Chán trừng phạt, EU quay sang "hâm nóng" quan hệ với Nga? (20-12-2014)
    Mật đàm Mỹ - Cuba: Chuyện bây giờ mới kể (20-12-2014)
    Đồng minh ngán ngẩm trò “dạy dỗ” của phương Tây (19-12-2014)
    Hết tiền, EU thừa nhận không thể cứu Ukraine (19-12-2014)
    Nga: 'Nhân tố bí ẩn' trong rạn nứt quan hệ Trung-Triều (19-12-2014)
    Một trong những chương cuối cùng của Chiến tranh Lạnh đang khép lại (19-12-2014)
    Không 'thông cảm' với Putin, EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga (17-12-2014)
    Cuộc chiến giành Bắc Cực mở màn (17-12-2014)
    Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa (17-12-2014)
    Cuộc chiến giá dầu: OPEC đang chơi trên cơ Nga, Mỹ? (17-12-2014)
    Mỹ - Cuba cùng tuyên bố bình thường hoá quan hệ (17-12-2014)
    Trò chơi giá dầu “1 tên trúng 2 đích” của Saudi Arabia (17-12-2014)
    Thành viên gia đình Bush muốn tranh cử Tổng thống (17-12-2014)
    Nhật Bản bầu cử xong, Trung Quốc toát mồ hôi (17-12-2014)
    Bí mật bàn tay Nga trong dự án kênh đào Nicaragua (17-12-2014)
    'Nghệ thuật' dùng tiền của Trung Quốc với các nước giàu-nghèo (17-12-2014)
    Mỹ: Vai trò trung gian tại Trung Đông đang lung lay (16-12-2014)
    Phương Tây tìm kiếm thoả thuận mới với Nga về South Stream (16-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153081763.